Tin tức - Sự kiện

Nút thắt cổ chai của ngành thang máy Việt Nam

06/07/2023

TCTM – Trong khi các doanh nghiệp thang máy quốc tế chú trọng đầu tư vào hoạt động R&D, phần lớn doanh nghiệp thang máy Việt lại thiếu đi sự đầu tư bài bản vào hoạt động này, chủ yếu lựa chọn đi theo lối mòn là nhập linh, phụ kiện về lắp ghép, giá trị gia tăng rất nhỏ.

Quay ngược trở lại thời điểm dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam phải trải qua giai đoạn khó khăn với muôn vàn thử thách. Song từ những phương cách chống trọi và vượt qua đại dịch, chúng ta ít nhiều nhận thấy vai trò của khoa học công nghệ ở trên mọi góc độ.

Thông qua việc nghiên cứu, chế tạo vắc xin COVID-19 và các chiến dịch tiêm chủng, những ngày “mây mù che phủ” toàn cầu cũng dần qua đi và nhờ đó mà chúng ta cũng nhận ra rằng: nghiên cứu và sáng chế chính là con đường sống còn lại.

Và câu chuyện này cũng chính là bài học cho ngành thang máy hay bất cứ lĩnh vực nào khác, chỉ có nghiên cứu, đổi mới và sáng tạo thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững và bí quyết công nghệ chính là “vũ khí” sắc bén để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển (Research and Development – R&D) là quá trình tích lũy và sáng tạo kiến thức, công nghệ. Cụ thể, các doanh nghiệp sử dụng kho tri thức hiện có (trong nước hoặc nước ngoài) cùng với các yếu tố đầu vào khác (vốn, lao động) để tạo ra đầu ra là tri thức mới và các phát minh mới (sáng tạo công nghệ).

Trong bối cảnh thị trường thang máy cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhu cầu người tiêu dùng ít hơn về số lượng và khắt khe hơn về chất lượng đã khiến các doanh nghiệp thang máy quốc tế như KONE, Schindler, Mitsubishi, Otis, Thyssenkrupp, Hyundai… đẩy mạnh các chiến lược đầu tư bám vào R&D.

Theo báo cáo của IMARC Group, một tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu tại Mỹ, quy mô thị trường thang máy thông minh năm 2022 đạt giá trị 25,8 tỷ USD, dự báo tới năm 2028 quy mô thị trường này sẽ tăng lên 42,2 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng CAGR của thị trường thang máy thông minh được dự báo là 9,1%.

Thang máy thông minh ngày càng chiếm thị phần lớn.

Thông qua việc đầu tư vào R&D, thang máy thông minh ngày càng chiếm thị phần lớn hơn, các doanh nghiệp đưa ra nhiều cải tiến về công nghệ, chất lượng nhằm thu hút người dùng.

Từ việc lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thang máy tới hệ thống bảo mật, tính an toàn của người dùng đều được các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hiện đại về robot, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), đám mây và dữ liệu lớn (Bigdata)…

Có thể thấy, các doanh nghiệp thang máy quốc tế rất chú trọng vào hoạt động R&D với mục tiêu cuối cùng chính là tăng thị phần của mình trong một thị trường thang máy ngày càng có nhiều yêu cầu khắt khe hơn từ phía người tiêu dùng. Việc nắm giữ những công nghệ lõi cũng chính là “vũ khí” giúp các doanh nghiệp này đứng vững.

Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp thang máy Việt Nam đang chạy đua theo việc mua thiết bị, linh kiện từ nước ngoài, sau đó lắp ghép với giá trị gia tăng rất nhỏ. Hầu hết các doanh nghiệp mới có thể tự chủ được về mặt cơ khí, song về phần điện thì vẫn còn phụ thuộc nhập khẩu rất nhiều.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan đến từ nền công nghiệp phụ trợ còn nhiều hạn chế, một nguyên nhân khác đến từ bản thân doanh nghiệp Việt đang thiếu vắng sự đầu tư bài bản vào nghiên cứu, phát triển công nghệ thang máy.

 

Theo thống kê từ Hiệp hội Thang máy Việt Nam, tính tới nay, cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thang máy, 1.500 cá nhân, tổ chức có liên quan đến thang máy. Dù vậy, phần lớn doanh nghiệp thang máy đều là doanh nghiệp nhỏ và vừa, chưa có bộ phận R&D hay chú trọng đầu tư vào mảng hoạt động này.

Việc các doanh nghiệp thang máy Việt chưa mặn mà với hoạt động R&D cũng không khó hiểu khi ngành thang máy là một ngành nghề còn non trẻ, tuổi đời trên dưới 20 năm. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia trên thế giới, lĩnh vực này đã được phát triển từ rất lâu, đi trước chúng ta hàng thế kỷ.

Ngược lại, việc đầu tư vào R&D có chi phí cao, thời gian thu hồi vốn dài, hiệu quả có thể không như mong muốn… khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà dành chi phí cho R&D, nhất là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ – có xu hướng tập trung vào giá trị sản phẩm, dịch vụ trước mắt hơn là R&D, xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, khó khăn của nhiều doanh nghiệp thang máy Việt còn nằm ở những rào cản trong quá trình huy động, tiếp cận nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư rủi ro.

Theo Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, 86% doanh nghiệp phải sử dụng vốn tự có cho hoạt động R&D. 11% doanh nghiệp phải đi vay tín dụng để đầu tư cho hoạt động này. Chỉ có khoảng 3% doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn ngân sách hỗ trợ của Chính phủ.

Các hoạt động R&D trong ngành thang máy thường là các nhiệm vụ đột xuất để giải quyết các vấn đề phát sinh trong sản xuất. Vấn đề này không chỉ xảy ra riêng với ngành thang máy, hầu hết các doanh nghiệp Việt đều “ngại” đầu tư cho R&D.

Theo số liệu khảo sát mới nhất của Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ chi 1,6% doanh thu hằng năm cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), thấp hơn nhiều quốc gia trong khu vực, như Philippines (3,6%), Malaysia (2,6%) và đặc biệt là Lào (14,5%).

Về phía Nhà nước, tỷ lệ chi cho khoa học công nghệ (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) cũng chỉ khoảng 0,44% GDP, đứng sau Singapore (2,22%), Malaysia (1,44%) và Thái Lan (0,78%)…

Hầu hết các doanh nghiệp thang máy Việt mới chỉ chú trọng đến khâu sản xuất và định giá sản phẩm mà chưa tập trung vào khâu tạo nên giá trị gia tăng như R&D, xúc tiến tiếp thị (P&M). Việc các doanh nghiệp thang máy chọn làm thương mại, nhập khẩu linh kiện lắp ráp và phân phối là hai hướng đi không có gì phải bàn luận ở giai đoạn đầu phát triển.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp và ngành thang máy đã trải qua giai đoạn phát triển thô sơ ban đầu, doanh nghiệp đã có đủ sự tích lũy, tiềm lực công nghệ ở mức tương đối cho việc sản xuất thì cần phải hướng tới đầu tư để làm chủ công nghệ.

Chẳng hạn như doanh nghiệp thu được 10 đồng từ gia công thì phải đẩy lại 3-5 đồng vào học tập và nghiên cứu. Chỉ doanh nghiệp nào liên tục đổi mới, sáng tạo và tập trung phát triển thông qua R&D, nắm trong tay những công nghệ lõi mới thực sự là doanh nghiệp của tương lai.

Việc sao chép các công nghệ tiên tiến là một quá trình học hỏi quan trọng nhằm bắt kịp các quốc gia đi trước, nhưng trên thực tế nó vẫn chưa phải là điều kiện đủ. Đổi mới một cách tích cực thông qua R&D là rất quan trọng để bắt kịp công nghệ thành công.

Để doanh nghiệp tiến xa hơn, từ góc độ chính sách, Nhà nước cũng cần nâng cao vai trò là “bà đỡ” thông qua việc khuyến khích doanh nghiệp lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ, trung tâm R&D, khởi nghiệp sáng tạo.

Đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao nguồn nhân lực, mở rộng hình thức tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay từ các quỹ nhà nước đối với các dự án đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Khi nguồn lực công nghệ đã ở mức độ nhất định, Nhà nước cũng cần tăng các tiêu chuẩn sản phẩm cũng như yêu cầu về công nghệ nhằm tạo sức ép nhất định để các doanh nghiệp trong và ngoài nước nâng cấp quy trình sản phẩm, nghiên cứu công nghệ mới và thị trường.

Nhà nước cũng cần có những quy định về tỷ lệ đầu tư cho R&D trên doanh thu hoặc lợi nhuận, nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cấp khả năng sản xuất, giới thiệu sản phẩm, qua đó nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

 

Thực tế cho thấy, thời gian gần đây, nhiều ông lớn công nghệ trên thế giới đã chọn Việt Nam làm điểm đầu tư R&D như: Samsung xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD trong khi Qualcomm chọn Việt Nam là nơi đặt trung tâm R&D đầu tiên ở Đông Nam Á…

Mặc dù thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp FDI trong ngành thang máy chủ yếu đầu tư vào hoạt động thương mại tại Việt Nam. Tuy nhiên, với dư địa phát triển của ngành cùng các chính sách thu hút đầu tư của Nhà nước, không loại trừ khả năng nhiều công ty, tập đoàn thang máy lớn lựa chọn Việt Nam làm điểm đến để xây dựng nhà máy sản xuất, các trung tâm R&D.

Theo các chuyên gia kinh tế, đây là dấu hiệu tốt nhưng cũng sẽ mang đến nhiều thách thức cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh trực tiếp với các công ty nước ngoài đã có nhiều tiềm lực. Và ngành thang máy cũng không nằm ngoài nỗi lo ngại này nếu doanh nghiệp thang máy Việt không thay đổi tầm nhìn, định hướng.

Sự tăng nhiệt đầu tư các trung tâm R&D của các tập đoàn lớn thế giới trong thời gian qua đã tạo ra môi trường để Việt Nam cũng như các ngành nghề chế biến, chế tạo phân định rõ ràng hơn về sự lựa chọn của mình, trở thành công xưởng gia công hay trung tâm R&D?

Nội dung: Phương Trang

Thiết kế: Phương Trang, Trịnh Giang

(trích từ Tạp Chí Thang Máy https://tapchithangmay.vn/nut-that-co-chai-cua-nganh-san-xuat-thang-may-viet-nam/)

Các tin khác

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm
Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

TCTM – Ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới trình độ, chất lượng của kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp các công việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354