Tin tức - Sự kiện

Định danh hàng Việt trong đấu thầu

22/05/2019

(BĐT) - Sự hiện diện của sản phẩm do chính các nhà thầu Việt Nam sản xuất trong các gói thầu ngày càng rõ nét. Đây là kết quả của chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Chính phủ cũng như nỗ lực thiết lập thị trường của chính các nhà thầu.

Các gói thầu mua sắm thiết bị điện đang là cuộc chơi của hàng Việt. Ảnh: Lê Tiên
Các gói thầu mua sắm thiết bị điện đang là cuộc chơi của hàng Việt. Ảnh: Lê Tiên

Cuộc đua của nhiều anh tài

Cung cấp các sản phẩm sử dụng cho hàng loạt gói thầu mua sắm hàng hóa thuộc lĩnh vực thiết bị điện đang là “đất dụng võ” của nhiều nhà thầu trong nước. Khi Cục Quản lý đấu thầu lấy ý kiến các đơn vị để xây dựng danh mục hàng hóa trong đấu thầu điện tử, đại diện nhiều chủ đầu tư và bên mời thầu đã mạnh dạn đề xuất danh mục thiết bị điện. “Các nhà thầu Việt Nam đã và đang làm rất tốt việc cung ứng sản phẩm thuần Việt tại các gói thầu mua sắm hàng hóa trong lĩnh vực điện. Đến nay, có thể nói, các gói thầu mua sắm thiết bị điện đang là cuộc chơi của hàng Việt”, Tổng công ty Điện lực TP.HCM khẳng định.

Thiết bị điện Made in Vietnam hiện diện hàng ngày trong các kết quả lựa chọn nhà thầu (KQLCNT) trên khắp cả nước. Ông Trần Thiện Chương, Giám đốc Công ty CP Thiết bị điện Tuấn Ân cho biết, doanh thu 9 tháng đầu năm 2017 của nhà thầu này là hơn 1.000 tỷ đồng. “60% doanh thu của chúng tôi là đến từ việc cung cấp thiết bị cho các gói thầu ngành điện. 40% doanh thu còn lại là cung ứng thiết bị cho các nhà thầu khác. 100% sản phẩm thiết bị điện của Tuấn Ân như thiết bị bảo vệ trung thế, hạ thế, thiết bị đo lường, cách điện, phụ kiện cáp ABC, hộp bảo vệ điện kế, phụ kiện đấu nối đường dây và trạm, hộp bảo vệ điện kế, bộ đỡ cáp bọc trung thế… đều do nhà máy của Tuấn Ân sản xuất”, ông Chương chia sẻ.

Một nhà thầu khác đã định danh trong làng điện là Thiết bị điện Sài Gòn. Đây là nhà thầu chuyên cung cấp tủ bảng điện, tủ scada, tủ sạc, tủ điều khiển và bảo vệ, trạm biến áp hợp bộ, tủ tụ bù…, nhận được nhiều tin tưởng từ các chủ đầu tư.

Nhiều nhà thầu kiêm luôn nhà sản xuất cung cấp thiết bị điện của Việt Nam chiếm lĩnh thị trường dẫn đến trong khoảng 3 - 4 năm trở lại đây, gần như các gói thầu mua sắm thiết bị điện đều có sự cạnh tranh khốc liệt về chất lượng, giá cả. “Các gói thầu mua sắm thiết bị điện có tỷ lệ tiết kiệm rất cao, phổ biến là từ 30 đến 40% giá trị gói thầu. Điều này giúp tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng năm rất lớn”, đại diện Điện lực miền Nam chia sẻ.

Bên cạnh lĩnh vực thiết bị điện, hàng Việt cũng đang được cung cấp nhiều hơn vào nhiều lĩnh vực khác như: máy tính, máy phát điện, thang máy…, dù đây là những mặt trận đang được đánh giá là “quá khốc liệt”. Không khó để thấy trong rất nhiều KQLCNT được công bố thông qua mua sắm tập trung hay mua sắm riêng lẻ, các nhà cung cấp máy tính thương hiệu FPT đã trúng thầu. FPT đã đi một chặng đường dài để có thể định danh được trước những ông lớn đến từ châu Âu, châu Mỹ và đến nay là đấu sát sạt với những thương hiệu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thương hiệu như Thiên Nam, Thái Bình trong lĩnh vực thang máy hay Sáng Ban Mai và Hữu Toàn trong lĩnh vực máy phát điện… cũng đã trở thành những cái tên thuần Việt trong lựa chọn mua sắm. 

Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc

Theo Bộ Công Thương, về danh mục doanh nghiệp sản xuất máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được, thì có trên 500 doanh nghiệp với hàng ngàn loại sản phẩm trong nhiều lĩnh vực. Điều này cho thấy tín hiệu đáng mừng về năng lực sản xuất của doanh nghiệp trong nước.

Hàng năm, các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được thường xuyên cập nhật vào Danh mục. Đây là một trong những căn cứ để hiện thực hóa chủ trương sử dụng hàng Việt trong đấu thầu.

Chỉ thị số 494/CT-TTg năm 2010 đã tạo đà rất lớn về cơ chế chính sách, quá trình triển khai thực tế, nâng cao năng lực của các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa và năng lực của các chủ đầu tư dự án. Nhưng chính đại diện Bộ Công Thương cũng nhìn nhận, một số máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu sản xuất trong nước có chất lượng chưa bằng các sản phẩm cùng loại do nước ngoài sản xuất nên dẫn đến chi phí sửa chữa, bảo trì, thay thế trong quá trình vận hành tăng. Bên cạnh đó, một số sản phẩm bị lỗi thiết kế và chế tạo dẫn đến khi lắp đặt vận hành phải chỉnh sửa, ảnh hưởng tới tiến độ dự án… Do đó, con đường đi vào các gói thầu mua sắm thiết bị của hàng Việt vẫn còn lắm chông chênh.

Năm 2013, Luật Đấu thầu có sự đột phá trong các nội dung hỗ trợ hàng hóa sản xuất trong nước khi tham gia đấu thầu. Nhưng khi Luật đi vào cuộc sống, nhiều tư vấn mời thầu, chủ đầu tư vẫn coi nhẹ các quy định này để gạt hàng Việt ra khỏi “cuộc chơi”. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của rất nhiều nhà thầu vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg (CT13) về tăng cường sử dụng vật tư, hàng hóa trong nước trong công tác đấu thầu. CT13 đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ: “Nghiêm cấm việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của pháp luật về đấu thầu hiện hành nhằm mục đích hạn chế sự tham gia của các nhà thầu trong nước. Trường hợp phát hiện việc phân chia gói thầu không đúng với quy định của pháp luật về đấu thầu thì tổ chức, cá nhân vi phạm (chủ đầu tư, bên mời thầu, tư vấn lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đơn vị hoặc tổ chức tư vấn thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu) sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định tại Khoản 3 Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP; đề xuất xử lý nặng hơn đối với các trường hợp vi phạm nghiêm trọng”.

Sự ra đời của CT13 đã đáp ứng lòng mong mỏi của nhiều nhà thầu trong nước. Hiệp hội Cơ điện Bình Dương đã có văn bản gửi Báo Đấu thầu ghi nhận tinh thần quyết liệt của Chính phủ trong việc hỗ trợ hàng Việt trong đấu thầu được nêu trong CT13.

Tuy vậy, đâu đó vẫn còn tình trạng chủ đầu tư chưa hoặc ít quan tâm đến Danh mục các máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước sản xuất được của Bộ Công Thương ban hành và danh sách các doanh nghiệp sản xuất được các mặt hàng theo danh mục này. “Do đó, để hàng Việt có chỗ đứng vững trong đấu thầu, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng không ngừng hoàn thiện năng lực sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm”, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao chia sẻ.

Văn Huyền (http://baodauthau.vn/dau-thau/dinh-danh-hang-viet-trong-dau-thau-52744.html)

Các tin khác

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm
Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

TCTM – Ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới trình độ, chất lượng của kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp các công việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354