Tin tức - Sự kiện

Nhất quyết không dùng thang máy Trung Quốc cho cầu Trần Thị Lý

22/05/2019
Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng chỉ đạo dứt khoát không sử dụng thang máy Trung Quốc lắp đặt cho trụ tháp nghiêng của cầu Trần Thị Lý (mới) vì "không yên tâm"!
Nhất quyết không dùng thang máy Trung Quốc cho cầu Trần Thị Lý
 

Không yên tâm khi dùng thang máy Trung Quốc

Chiều 5/6, ông Đặng Việt Dũng, Giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP vừa có Công văn số 3766 thống nhất đề xuất của Sở này về việc đầu tư thang máy cho trụ tháp của công trình cầu Trần Thị Lý (mới) bắc qua sông Hàn (thay thế cầu cũ xuống cấp nghiêm trọng nên đã tháo dỡ).

Theo đó, thang máy phải đảm bảo vận chuyển tải trọng khoảng 600kg, độ bền cao, nguồn gốc xuất xứ từ châu Âu, Mỹ hoặc Nhật Bản. Sở GTVT và BQL dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông công chính TP được giao thông báo rộng rãi mời các nhà thầu trong nước và quốc tế có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia đấu thầu cung cấp thiết bị này.

Trước đó, tại cuộc họp Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch TP hôm 16/5 (Infonet đã đưa tin), Sở GTVT Đà Nẵng và đơn vị tư vấn đã đưa ra phương án sử dụng thang máy Trung Quốc có sức chở khoảng 300kg (gồm cả người và thiết bị) với giá thành khoảng 3,8 tỉ đồng.

Tuy nhiên Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh đã bác bỏ đề nghị này vì "cảm thấy không yên tâm". Đồng thời ông yêu cầu tổ chức mời thầu công khai để chọn đơn vị cung cấp thiết bị này.

Theo ông Đặng Việt Dũng, lúc đầu Sở GTVT Đà Nẵng đề nghị chọn thang máy Trung Quốc do kinh phí đang gặp khó khăn chung. Tuy nhiên ông thừa nhận: "Mặc dù cũng sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu nhưng thang máy Trung Quốc bỏ qua một số tiêu chuẩn để hạ giá thành, nên chất lượng và độ bền không tốt bằng thang máy châu Âu chính hiệu. Do vậy lãnh đạo TP yêu cầu không sử dụng thang máy Trung Quốc!".

Nhất quyết không dùng thang máy Trung Quốc cho cầu Trần Thị Lý

Trụ tháp nghiêng của cầu Trần Thị Lý hiện đã thi công lên đến độ cao 80m - Ảnh: HC

Tạm dừng hạng mục sàn vọng cảnh

Cầu Trần Thị Lý (mới) do Công ty WSP Finland (Phần Lan) thiết kế, khởi công xây dựng tháng 4/2010 và dự kiến hoàn thành vào dịp 29/3/2013, kỷ niệm 38 năm giải phóng Đà Nẵng. Điểm nhấn độc đáo của cây cầu này là giữa cầu có tháp trụ hình chữ Y ngược cao 149m so với mặt sông, nghiêng 120 về phía sau. Bên trong tháp trụ có thang máy đưa du khách lên sàn vọng cảnh rộng 40m2 trên đỉnh tháp ngắm toàn cảnh TP. Tổng vốn đầu tư cho công trình khoảng 1.500 tỉ đồng.

Từng tham gia xây dựng nhiều cây cầu dây văng lớn ở Việt Nam như Mỹ Thuận, Cần Thơ, Rạch Miễu..., Tổng Giám đốc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông 1 (đơn vị trúng thầu thi công cầu Trần Thị Lý) Cấn Hồng Lai nhận xét, tuy cũng là cầu dây văng song cầu Trần Thị Lý là dạng cầu mới mẻ, trên thế giới không có nhiều và ở Việt Nam là cây cầu đầu tiên.

"Với thiết kế dây văng 1 trụ nghiêng, trục di động (ngồi trên gối), có thể "nghiêng ngửa" trong biên độ cho phép, dạng hình cánh buồm... thì đây là cây cầu hoàn toàn "đặc sản" của Đà Nẵng. Dự án này tương đối mới mẻ, công nghệ trên thế giới không có nhiều nên là thách thức không nhỏ đối với năng lực của đơn vị thi công!" - ông Lai nói.

Ông Đặng Việt Dũng cho hay, đến nay trụ tháp nghiêng đã thi công lên tới độ cao khoảng 80m. Tuy nhiên, theo quyết định mới nhất của lãnh đạo Đà Nẵng thì hạng mục sàn vọng cảnh đã tạm dừng, do hiện có nhiều chỗ có thể ngắm toàn cảnh TP. "Đặc biệt với trình độ, công nghệ quản lý của chúng ta hiện nay thì không dễ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi đưa du khách lên cao gần 150m. Do vậy, trước mắt hệ thống thang máy sắp lắp đặt sẽ phục vụ duy tu, bảo dưỡng cầu, sau này có điều kiện mới tính đến sàn vọng cảnh. Hiện chúng tôi đang làm hồ sơ mời thầu, sẽ chọn loại tốt nhất và chắc là chọn thang máy châu Âu luôn cho hoành tráng!" - ông Dũng nói.

HẢI CHÂU ( theo infonet.vn)

Các tin khác

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy

Sáng 27/3 tại Hà Nội, Hiệp hội Thang máy Việt Nam chính thức công bố Tiêu chuẩn cơ sở đầu tiên của ngành thang máy. Đây là tiêu chuẩn cơ sở về yêu cầu an toàn chung trong quản lý, sử dụng, bảo trì và sửa chữa thang máy.

Xem thêm
Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Doanh nghiệp thang máy Việt loay hoay tìm hướng đi

Có thể nói rằng thang máy là ngành trì trệ nhất trong tất cả các lĩnh vực của thời đại 4.0 hiện nay. Công nghệ, mô hình quản lý, chiến lược kinh doanh,… của các doanh nghiệp cơ bản là giống nhau và cũng không khác mấy so với 20 năm trước.

Xem thêm
Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Không được sử dụng thang máy khi xảy ra hỏa hoạn

Trong tình huống hỏa hoạn, đặc biệt là khi xảy ra ở các tầng trên cao của tòa nhà, tự nhiên hầu hết mọi người sẽ lựa chọn sử dụng thang máy để di chuyển. Tuy nhiên, việc sử dụng thang máy để rời khỏi tòa nhà trong tình huống này là một quyết định rất nguy hiểm có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho những người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy.

Xem thêm
Các tiêu chí phân loại thang máy

Các tiêu chí phân loại thang máy

Thang máy hiện nay được sản xuất với nhiều kiểu dáng, loại hình khác nhau, đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của từng công trình. Dựa trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về thang máy, có thể phân loại thang máy theo các nguyên tắc và tiêu chí như công năng sử dụng, nguồn gốc xuất xứ,…

Xem thêm
Quy trình cứu hộ thang máy

Quy trình cứu hộ thang máy

Hiểu biết về quy trình cứu hộ thang máy giúp cả người sử dụng và lực lượng trực kỹ thuật tại chỗ, lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp nắm rõ được quy trình, cách phản ứng với tình huống và đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe con người và tài sản.

Xem thêm
Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

Nơi an toàn nhất khi thang máy gặp sự cố

TCTM – Theo lý thuyết nếu thang máy gặp sự cố thì nơi an toàn nhất là bên trong cabin thang máy. Điều này đúng ngay cả khi thang máy không gặp sự cố.

Xem thêm
Quyền được biết của người đi thang máy

Quyền được biết của người đi thang máy

TCTM – Nhằm đảm bảo quyền được biết của người tiêu dùng trước khi quyết định sử dụng thang máy, nhiều quốc gia trên thế giới đã có quy định dán mã QR Code định danh thang máy nhằm cung cấp thông tin liên quan tới lý lịch thang máy, giấy phép kiểm định, thông tin sửa chữa, bảo trì,… của thang máy.

Xem thêm
Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Dấu ấn thang máy ngoại tại các công trình Việt

Lời tòa soạn:
Lịch sử chiếc thang máy đầu tiên gắn với dinh thự Phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là Phủ Chủ tịch) khánh thành vào năm 1906 nhưng phải đến sau 1994, khi Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ thì ngành nghề này mới có điều kiện phát triển.

Xem thêm
Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

Ai đang sửa thang máy nhà bạn?

TCTM – Ngoài quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật của thang máy, người tiêu dùng và doanh nghiệp cũng cần chú trọng tới trình độ, chất lượng của kỹ thuật viên thực hiện trực tiếp các công việc lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy.

Xem thêm

CÔNG TY CP THANG MÁY THIÊN NAM

1/8C Hoàng Việt, Phường 4 , Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

Tel: (84.028) 5449 0210 - Fax: (84.028) 5449 0208 - Email: info@tne.vn

Hotline tư vấn lắp đặt: 1900 6961 (từ 6h - 22h)

Hotline bảo trì sữa chữa: 1900 2034 (phục vụ 24/24)

Giấy phép ĐKKD: 0300908346 do Sở KHĐT TP.HCM cấp ngày 09/06/200. 

                  

Đăng ký nhận báo giá

1900 69 61

https://zalo.me/0903814354